Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH QUẢNG NGÃI

ĐIỀU LỆ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH QUẢNG NGÃI nhiệm kỳ IV, 2010-2015
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Liên hiệp Hội) là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi. Liên hiệp Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và đoàn kết.
Liên hiệp Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
Điều 2: Mục đích của Liên hiệp Hội là phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tỉnh nhà; góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Điều 3: Liên hiệp Hội hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, phù hợp với Điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam; tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các quy định của UBND tỉnh.
Liên hiệp Hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có trụ sở làm việc tại Thành phố Quảng Ngãi; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản, tài sản và tài chính riêng theo quy định của pháp luật;
Liên hiệp Hội có tờ tin và tạp chí, xuất bản các ấn phẩm về khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.
Điều 4: Trong hoạt động Liên hiệp Hội luôn giữ vững mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; quan hệ và phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể trong tỉnh nhằm giải quyết những vấn đề chung liên quan trong hoạt động của Liên hiệp Hội.

Chương II CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA LIÊN HIỆP HỘI Điều 5: Chức năng của Liên hiệp Hội:
1. Tập hợp và đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong tỉnh; điều hòa và phối hợp hoạt động của các Hội thành viên.
2. Làm đầu mối giữa các Hội thành viên với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung trong hoạt động công tác Hội; phản ảnh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các Hội thành viên của trí thức khoa học và công nghệ trong tỉnh.
Điều 6: Liên hiệp Hội có các nhiệm vụ chính sau đây:
1. Củng cố, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên.
2. Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ trong cán bộ, hội viên và trong nhân dân; tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ.
3. Tổ chức hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách các chương trình dự án về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường ... tiến tới giám sát độc lập đối với các đề án công trình quan trọng theo quy định của pháp luật.
4. Nghiên cứu ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đời sống, bảo vệ môi trường.
5. Tăng cường công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ trong tỉnh, ngoài tỉnh, trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài tham gia góp phần trí tuệ và công sức vào công cuộc xây dựng phát triển tỉnh nhà. Tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.
6. Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của trí thức trong hoạt động khoa học và công nghệ; tạo điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của những người làm công tác khoa học và công nghệ.
7. Thực hiện vai trò thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; vận động Hội thành viên, hội viên tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động; phối hợp với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận triển khai các hoạt động chung nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phản ánh tâm tư nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với Đảng, Nhà nước và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

Chương III TỔ CHỨC CỦA LIÊN HIỆP HỘI

Điều 7: Tổ chức của Liên hiệp Hội bao gồm các thành viên là các Hội khoa học chuyên ngành hoạt động trên các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học - kỹ thuật tán thành Điều lệ của Liên hiệp Hội, tự nguyện gia nhập Liên hiệp Hội.
Điều 8: Các Hội thành viên trực thuộc Liên hiệp Hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được thành lập theo quyết định của pháp luật; có quyền tự chủ, tự quản, có Điều lệ riêng trên cơ sở tôn trọng Điều lệ của Liên hiệp Hội; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Liên hiệp Hội về việc thực hiện Điều lệ của Liên hiệp Hội.
Điều 9: Các Hội thành viên có quyền:
- Tham gia thảo luận và quyết định các chủ trương của Liên hiệp Hội.
- Tham gia các tổ chức và hoạt động của Liên hiệp Hội. Được Liên hiệp Hội tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong các hoạt động Hội; hưởng các quyền lợi khác do Liên hiệp Hội quy định.
- Ra khỏi Liên hiệp Hội khi có Nghị quyết của Đại hội Hội thành viên, có văn bản đề nghị chính thức của Ban Chấp hành Hội thành viên và Ban Chấp hành Liên hiệp Hội chấp thuận.
- Tham gia góp ý tư vấn, phản biện và giám định xã hội khi có yêu cầu.
Điều 10: Nghĩa vụ của các Hội thành viên:
- Tôn trọng và chấp hành Điều lệ của Liên hiệp Hội; thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị quyết của Liên hiệp Hội.
- Không ngừng góp phần mở rộng ảnh hưởng của Liên hiệp Hội, vận động hội viên của mình tham gia các hoạt động của Liên hiệp Hội.
- Củng cố khối đoàn kết trong Liên hiệp Hội, hỗ trợ và hợp tác nhau trong hoạt động công tác Hội.
- Đóng góp cho hoạt động Liên hiệp Hội.
Điều 11: Liên hiệp Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, đoàn kết, dân chủ và khoa học. Liên hiệp Hội hoạt động trên cơ sở bàn bạc dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số.
Điều 12: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp Hội là Đại hội đại biểu Liên hiệp Hội toàn tỉnh. Đại hội nhiệm kỳ của Liên hiệp Hội được tổ chức 5 năm một lần và có thể Đại hội bất thường khi có yêu cầu của hơn một nửa số Hội thành viên. Số lượng, cơ cấu và thành phần tham dự Đại hội do Ban Chấp hành Liên hiệp Hội quy định.

 http://sinhcafe.vn/tours/tour-du-lich-dao-ly-son-quang-ngai/

Điều 13: Đại hội đại biểu của Liên hiệp Hội có nhiệm vụ:
- Thông qua báo cáo tổng kết tình hình và kết quả hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ qua, quyết định phương hướng nhiệm vụ hoạt động của Ban Chấp hành nhiệm kỳ tới.
- Thảo luận và biểu quyết việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Liên hiệp Hội.
- Bầu cử Ban Chấp hành mới; Ban Chấp hành gồm đại diện của tất cả các Hội thành viên và một số uỷ viên khác do Ban Chấp hành khoá trước giới thiệu. Số lượng, cơ cấu và thể thức bầu Ban Chấp hành do Đại hội quy định.
Điều 14: Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a. Ban Chấp hành chịu trách nhiệm trước Đại hội và điều hành toàn bộ hoạt động của Liên hiệp Hội giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội. Ban Chấp hành họp định kỳ 6 tháng một lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Liên hiệp Hội hoặc ít nhất hơn một nửa tổng số uỷ viên Ban chấp hành.
b. Bầu Thường trực Ban chấp hành gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký.
c. Thành lập các Ban chức năng và các cơ sở trực thuộc Liên hiệp Hội khi cần thiết và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đại diện của cơ sở trực thuộc Liên hiệp Hội được công nhận là uỷ viên Ban Chấp hành Liên hiệp Hội.
d. Xem xét quyết định kết nạp Hội thành viên mới, công nhận đại diện của Hội đó là uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Liên hiệp Hội. Trong nhiệm kỳ, các Hội thành viên có quyền đề nghị thay thế người đại diện của Hội mình vào Ban Chấp hành. Khi thành viên Ban Chấp hành Liên hiệp Hội không còn là đại diện của Hội chuyên ngành và đại diện của cơ sở trực thuộc thì đồng thời cũng chấm dứt việc tham gia uỷ viên Ban Chấp hành Liên hiệp Hội. Việc thay thế phải được Ban Chấp hành Liên hiệp Hội chấp thuận.
e. Ban Chấp hành bầu Ban Kiểm tra. Ban Kiểm tra gồm 3 người: 01 Trưởng Ban và 02 uỷ viên. Ban Kiển tra có quyền hạn và nhiệm vụ:
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ của Liên hiệp Hội, các Hội thành viên và các tổ chức trực thuộc.
- Hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của Ban Kiểm tra các Hội thành viên.
- Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Ban Kiểm tra họp định kỳ 6 tháng 1 lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu cần thiết.
- Ban Kiểm tra có nhiệm vụ báo cáo tình hình kết quả công tác kiểm tra trước mỗi kỳ họp Ban Chấp hành Liên hiệp Hội.
Điều 15: Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Ban Chấp hành.
- Thường trực Ban Chấp hành là cơ quan chỉ đạo điều hành các hoạt động của Liên hiệp Hội giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành; hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể. Thường trực Ban Chấp hành họp định kỳ 3 tháng một lần.
- Chủ tịch Ban Chấp hành là người đứng đầu cơ quan Thường trực, chỉ đạo điều hành toàn bộ công việc của Liên hiệp Hội; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành; Thường trực Ban Chấp hành quyết định triệu tập Đại hội thường kỳ hoặc bất thường.
- Các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký có nhiệm vụ giúp việc Chủ tịch; thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Liên hiệp Hội trong lĩnh vực được phân công và uỷ quyền.
- Giúp việc Thường trực Ban Chấp hành có bộ phận Văn phòng của Liên hiệp Hội.
Điều 16: Nhiệm vụ và quyền hạn của uỷ viên Ban Chấp hành.
- Tham gia ý kiến và biểu quyết các chủ trương, kế hoạch, biện pháp công tác Liên hiệp Hội trong các kỳ họp Ban Chấp hành.
- Tuỳ khả năng và yêu cầu công tác được Liên hiệp Hội giao các nhiệm vụ thích hợp.
- Được cung cấp thông tin, tham gia đầy đủ các cuộc họp Ban Chấp hành Liên hiệp Hội.
Điều 17: Các Ban chức năng và cơ sở trực thuộc Liên hiệp Hội được hình thành khi có yêu cầu và hội đủ các điều kiện cần thiết, do Thường trực xem xét báo cáo Ban Chấp hành quyết định. Hoạt động của các đơn vị này đều tuân thủ Điều lệ của Liên hiệp Hội và các quy định khác của luật pháp có liên quan.

Chương IV TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH CỦA LIÊN HIỆP HỘI

Điều 18: Tài sản và nguồn tài chính của Liên hiệp Hội gồm có:
- Hỗ trợ của Ngân sách nhà nước.
- Hỗ trợ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
- Đóng góp của các Hội thành viên, hội viên.
- Các nguồn thu hợp pháp khác được pháp luật cho phép.
- Ủng hộ bằng tiền và hiện vật của các cá nhân, các tổ chức và đoàn thể ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 19: Tài sản và tài chính của Liên hiệp Hội được quản lý và sử dụng theo quy định của Ban Chấp hành Liên hiệp Hội và tuân thủ các chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.

Chương V KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 20: Các Hội thành viên, các bộ phận chức năng, các cơ sở trực thuộc và các hội viên của Liên hiệp Hội có thành tích trong công tác Hội và trong hoạt động khoa học và công nghệ được Liên hiệp Hội khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng; nếu vi phạm thì bị xử lý kỷ luật. Hình thức khen thưởng, xử lý kỷ luật do Ban Chấp hành xem xét quyết định tuỳ từng trường hợp cụ thể và theo quy định của pháp luật.

Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21: Điều lệ này gồm VI Chương, 21 Điều, được Đại hội đại biểu Liên hiệp Hội tỉnh lần thứ IV (nhiệm kỳ 2010-2015) thông qua ngày 15 tháng 01 năm 2010; có hiệu lực thi hành kể từ khi Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt và thay thế cho Điều lệ Liên hiệp Hội được UBND tỉnh phê duyệt kèm theo Quyết định số 246/2004/QĐ-UB ngày 03/12/2004.
Mọi sửa đổi, bổ sung Điều lệ này phải được Đại hội đại biểu Liên hiệp Hội nhất trí kiến nghị và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt mới có giá trị thi hành. Các Hội thành viên, hội viên, các Ban chức năng, các cơ sở trực thuộc Liên hiệp Hội có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Điều lệ này./.

Văn phòng sinhcafe Hà Nội

Đ/C: SN 26 Ngõ 131 Hồng Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04 37171 444 04 3995 9775 Fax: 043 7172225. Hotline 0987 44 9696 0903 44 9696
Website: www.sinhcafe.vn. Email: info@sinhcafe.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét