Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Lịch sử về văn Hóa Sa Huỳnh tại Tỉnh Quảng Ngãi

Lịch sử về văn Hóa Sa Huỳnh tại Tỉnh Quảng Ngai

Trước tiên là văn hóa tiền sa Huỳnh bao gồm:

1- Long Thạnh
2- Bình Châu I
3- Bình Châu II


1- Long Thạnh 
Di tích Long Thạnh phía Đông giáp biển, phía Tây giáp đầm nước ngọt An Khê, phía Bắc giáp đồi cát Phú Khương, phía Nam chính là thôn Long Thạnh, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ.
 vào những năm 1977 phát hiện nhiều cổ vật như di chỉ cư trú có tầng văn hoá dày trên 2m phát triển từ sớm đến muộn và khu mộ táng có 16 quan tài chum gốm chôn đứng.
Công cụ sản xuất bằng đá bao gồm các loại cuốc đá diệp thạch dạng “lưỡi mèo”, bôn rìu dạng “răng trâu”, rìu vai, rìu tứ giác, rìu tam giác, bàn mài, dao, đục,… Tính đa dạng và số lượng nhiều của công cụ sản xuất cho thấy cư dân cổ Long Thạnh có trình độ nông nghiệp phát triển. Bộ sưu tập đồ trang sức từ đá ngọc nephrit rất phong phú, gồm có khuyên tai hình vành khăn, khuyên tai có mấu hình đuôi cá, hạt chuỗi hình đốt trúc, khuyên tai hình tròn bản dẹt có khe hở,… Hầu hết đồ trang sức được chế tác, mài dũa và tạo hình công phu, thể hiện tính thẩm mỹ cao của chủ nhân. Đồ gốm của cư dân cổ Long Thạnh thực sự là những tác phẩm nghệ thuật, đó là những chiếc bình lọ hoa gốm có chung đặc điểm la cổ cao, miệng loe, eo cổ tròn và bụng tròn, có chân đế hoặc không. Đặc trưng của bình lọ hoa gốm Long Thạnh là tạo dáng cân đối, các đường cong lượn mềm mại, toàn thân bình phủ kín các loại hoa văn, trên đó nổi bật đồ án chữ S có tô chì bên trong, mô tả cách điệu các loại sóng biển. Hầu như trên tất cả các đồ đựng bằng gốm, đồ trang sức bằng đá quý đều được cư dân cổ Long Thạnh chú ý chế tác công phu. Đây là điểm đặc trưng nổi bật, phản ánh niên đại rất sớm của Long Thạnh.

2- Bình Châu I 

Nằm trên một trảng cát lớn gần biển thuộc xã Bình Châu huyện Bình Sơn viện khảo cổ học khai quật năm 1978 thấy hai địa điểm gồm gò Ông Đảnh và gò Ông Sáo ở đây phát hiện hai khu cư trú chính các nhà khảo cổ học tìm thấy 7 mộ đất và đồ tùy táng gồm nồi bát bồng bình con tiện đều được đặt úp ngược hoặc nghiêng. Di vật đặc trưng là các loại đồ đá, đồ đồng, đồ gốm và có phát hiện mảnh nồi đúc đồng cho thấy sự phát triển của nghề đúc đồng

3- Bình Châu II 
Di tích này thuộc thông Châu thuận, Xã Bình Châu, Huyện Bình Sơn đặc trưng của di tích là phân bố ven sông tại khu di tích này thấy có các mộ đất, mộ vò ở đây còn dấu tích của các công cụ đá như bôn hình răng trâu, rìu vai, cuốc, hình lưỡi mèo, bàn mài và chày nghiền Nằm ở lớp muộn có đồ đồng các loại, như rìu xoè cân, mũi nhọn đồng, đặc biệt có nhiều xỉ đồng, hạt đồng, nồi nấu đồng, muôi rót đồng,… Qua các hiện vật này, có thể thấy ở tầng văn hoá lớp muộn của di tích Bình Châu II đã có dấu hiệu của nghề luyện kim đồng khá phát triển. Đồ xương có nhiều mũi nhọn, xương có dấu vết chế tác. Đồ gốm có các loại hình nồi, bát bồng, bình hình con tiện, nồi minh khí, dọi xe chỉ. Đặc trưng đồ gốm Bình Châu II có sự chuyển biến về mặt loại hình từ sớm đến muộn. Niên đại tương đối của lớp sớm Bình Châu II khoảng 3.000 năm ở giai đoạn sơ kỳ đồng thau, lớp muộn ở giai đoạn đồng thau phát triển, tương ứng với niên đại di tích Bình Châu I.

DI TÍCH VĂN HÓA SA HUỲNH
Phú Khương 

Di tích văn hóa Phú Khương nằm cạnh đầm An Khê thuộc thôn Phú Khương xã Phổ Khánh Huyện Đức Phổ phía đông giáp biển phía tây Giáp đầm An Khê di tích Phú Khương được Vine phát hiện năm 1909

Di tích Thạnh Đức 
Di tích đa số là mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh nằm trên cồn cát, một bên là biển một bên là đàm nước Tân Diêm di tích có khoảng 120 mộ chum. Các chum thường có hình trụ cao gần 1m trên có hình nón cụt các chum chôn đứng théo từng cụm bên trong cso chứa nhiều đồ tùy táng như lục lạc, vòng tay, giáo, dao, rựa, cuốc, thuổng... 

Di tích Gò Quê 
 Di tích được khai quật năm 2005 trong đó có 21 mộ chum và 10 mộ đất có trên 60 di vật tùy táng. Khu di tích gò quê là khu nghĩa địa của cư dân Sa Huỳnh được chôn trên cồn cát có độ cao 5 đến 6m. đồ đồng (có giáo, rìu, dao găm, khuy áo), đồ sắt (có kiếm, dao găm, quặng sắt); đồ đá quý và thủy tinh làm trang sức (có khuyên tai tinh thể đá thạch anh (quarzite), hạt chuỗi ma não (agate), các khuyên tai đá ngọc nephrit gồm các loại ba mấu nhọn, bốn mấu nhọn, ống chuỗi làm vòng đeo). Đặc biệt, bên trong chum có chứa nhiều đồ gốm như nồi, bình, bát. Ngoài mộ chum, ở Gò Quê còn có nhiều mộ đất chôn đồng thời với mộ chum, của cùng một chủ nhân. Đặc trưng mô đất Gò Quê là các đồ tuỳ táng được đặt nghiêng, hoặc úp, bị đập vỡ hay ghè chân đế giống với phong cách táng tục của cư dân Bình Châu I, Bình Châu II thuộc giai đoạn Tiền Sa Huỳnh.

Di tích Xóm Ốc
Di tích Xóm Ốc ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, nằm bên bờ suối Ốc, gần bờ biển phía Nam đảo. Di tích do Đoàn Ngọc Khôi đào thám sát phát hiện năm 1996, Viện khảo cổ học phối hợp với tỉnh Quảng Ngãi khai quật năm 1997. Di tích Xóm Ốc là nơi cư trú của cư dân Văn hoá Sa Huỳnh, đồng thời trong tầng văn hoá có xen lẫn mộ táng. Tầng văn hoá cư trú của cư dân cổ dày trên 1,50m, có cấu tạo đất bazan pha cát ken dày vỏ các loài nhuyễn thể. Qua các tầng văn hoá Xóm Ốc được khai quật cho thấy, cư dân cổ ở đây cư trú ổn định lâu dài. Môi trường sống của cư dân Văn hoá Sa Huỳnh ở Xóm ốc là biển đảo nên nguồn thực phẩm chủ yếu của họ là khai thác các loài thủy sản. Mộ táng Xóm Ốc có loại mộ đất chôn song táng, gồm hai người nam và nữ, di cốt còn nguyên. Ngoài ra còn có loại mộ nồi, vò chôn đứng, chủ yếu là chứa các di cốt trẻ em.

Di tích Suối Chình

Di tích Suối Chình nằm trên cồn cát cạnh biển, phía Đông đảo Lý Sơn, thuộc xã An Hải. Di tích được Phạm Thị Ninh khai quật năm 2000. Di tích Suối Chình có nguồn gốc phát triển từ giai đoạn muộn của Xóm Ốc. Di tích Suối Chình là nơi cư trú của cư dân văn hoá Sa Huỳnh, đồng thời trong tầng văn hoá có xen lẫn mộ táng. Tầng văn hoá Suối Chình có cấu tạo đất đỏ pha cát biển, gốm xen lẫn vỏ nhuyễn thể (do con người cư trú ăn bỏ lại). Trong tầng văn hoá có chứa mộ nồi chôn úp nhau theo chiều thẳng đứng, đồ tuỳ táng được đặt bên trong hoặc bên ngoài. Bên trong các mộ nồi đều có di cốt trẻ em. Đặc trưng di vật đồ đá gồm có rìu, mai, cuốc, bàn mài…
Với vị trí địa lý, địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới gió mùa, Quảng Ngãi có hệ động - thực vật khá phong phú, là nguồn tài nguyên quý báu nếu được bảo tồn, phát huy tốt các giá trị của nó.

I. KHÁI QUÁT VỀ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC

Quảng Ngãi là tỉnh có địa thế chủ yếu là núi đồi, dải đồng bằng hẹp, với địa hình nghiêng từ tây sang đông. Các dãy núi trong vùng có độ cao trên 300m hình thành nhiều đỉnh, với sườn núi hướng về các phía khác nhau, tạo nên nhiều vùng tiểu khí hậu(2). Do vậy, thảm thực vật cũng có những thành phần và số lượng thay đổi, kéo theo sự phân bố đặc trưng của các loài động vật.

 

Cấu tạo phức tạp của các dãy núi ở Quảng Ngãi đã tạo nên nhiều khe suối, từ đó hình thành nên các sông nhỏ với lưu tốc nước lớn. Ven bờ có nhiều loại cây bụi có tính chống chịu với chu kỳ ngập nước, thực vật nổi kém phát triển, nên khu hệ động vật ở đây chủ yếu gặp các nhóm động vật bậc cao, những loài thích nghi với đời sống bơi lội giỏi hoặc hình thành giác bám để chống chịu với dòng nước chảy xiết.

 


Đa dạng sinh học được chia làm 3 cấp độ với các đặc điểm và vai trò khác nhau đối với hệ thống sinh quyển. Đó là đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.

1. ĐA DẠNG GEN

Bao gồm tất cả các gen trong các cá thể của các loài sống trong một vùng nhất định hay phạm vi toàn cầu. Đa dạng gen là cơ sở của quá trình chọn lọc tự nhiên, quá trình tiến hóa và sự phong phú của sinh giới. Nó còn là cơ sở phát triển của ngành khoa học công nghệ gen, nhằm phát triển năng suất vật nuôi, cây trồng bằng các giải pháp di truyền.

2. ĐA DẠNG LOÀI

Đa dạng loài là sự phong phú về các loài hoặc chủng trong một quần xã. Tính đa dạng về loài được xác định bằng nhiều hình thức khác nhau. Sự đa dạng về loài giúp cho hệ sinh thái có một cấu trúc bền vững, duy trì được trạng thái ổn định, chống lại các thay đổi của điều kiện môi trường. Đa dạng loài là cơ sở của sự phát triển bền vững.

3. ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI
Đa dạng hệ sinh thái liên quan đến sự khác nhau về loại hình sống, về sinh cảnh của các quần xã sinh vật và các quá trình sinh học giữa các hệ sinh thái. Đa dạng hệ sinh thái là cơ sở để đa dạng gen và đa dạng loài được thể hiện và bộc lộ ra ngoài, là cơ sở của tính đa dạng về văn hóa của xã hội loài người. Các nghiên cứu về đa dạng hệ sinh thái giúp cho các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn về các hoạt động của mình nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Thế giới tự nhiên, trong đó có thế giới sinh vật là vô cùng, vô tận, nhưng việc giữ gìn và phát triển những gì chúng ta đang có cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề và cấp bách cho sự tồn tại và phát triển của con người.
 

Bãi tắm tuyệt đẹp tại đảo Lý Sơn

Đa dạng sinh học có vai trò vô cùng quan trọng, trước hết là giá trị kinh tế của chúng. Chúng cung cấp lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người hơn hai triệu năm nay. Mặt khác, đa dạng sinh học còn cung cấp cho con người nhiều loại vật nuôi, cây trồng rất quý. Nguồn gen của chúng được bảo tồn và lan tràn trong các quần xã sinh vật. Gỗ, củi từ những khu rừng tự nhiên cung cấp trên 60% giá trị xuất khẩu ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới.
Các loài động vật là một nguồn dược liệu rất quý. Sản phẩm từ các loài thú, chim, bò sát, như răng, da, vảy, mật, là những vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh rất hiệu quả. Do đó, chúng là đối tượng bị khai thác nặng nề, dẫn đến một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Vai trò của đa dạng sinh học còn thể hiện trong nền kinh tế du lịch. Du lịch sinh thái hiện nay đang phát triển rất mạnh thông qua các vườn quốc gia và các khu bảo tồn. Các vườn quốc gia và các khu bảo tồn này cho phép giữ gìn các quần thể của các loài cũng như bảo tồn các quá trình sinh thái sao cho chúng ở trạng thái không bị nhiễu loạn.

 Xem thêm: Tour du lịch ra đảo Lý Sơn Quảng Ngãi 6 ngày 5 đêm

Một vai trò rất quan trọng khác của đa dạng sinh học đang được cả thế giới quan tâm là duy trì sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên thông qua các quá trình: chuyển hóa năng lượng, điều hòa khí hậu, tuần hoàn nước, mối quan hệ tương tác giữa các thành phần trong tự nhiên.
Đa dạng sinh học còn hỗ trợ cho các quá trình khác của hệ sinh thái như chuyển lưu nguồn gen thông qua quá trình thụ phấn và phát tán quả, hạt. Qua đó duy trì được sự phát triển bền vững tự nhiên và tiến hóa của hệ sinh thái. Ngoài ra, chúng còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế của con người, thông qua đấu tranh sinh học và hình thành các loài thiên địch.
Rừng tự nhiên ở Quảng Ngãi có nhiều loài cây gỗ quý như gõ, sến, chò, giổi, lim, táu, trắc, kiền, quao; đồng thời có nhiều loài cây đặc sản rừng có giá trị nhiều mặt như các loài cây dược liệu quý: sa nhân, hà thủ ô, thiên niên kiện, ngũ gia bì, các loài cây cho sản phẩm làm nguyên liệu tiểu thủ công nghiệp có giá trị xuất khẩu mây, song, lá nón. Ở đây, hiện hữu cả những thực vật đặc trưng cho hệ thực vật miền Nam và cao nguyên như bằng lăng, dầu rái, dầu con quay, gõ mật, sao, trắc và hệ thực vật miền Bắc như dẻ cau, re xanh, quế rừng, ngọc lan.
Về động vật hoang dã, những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy ở Quảng Ngãi có 38 loài thú, 77 loài chim. Thú được chia làm hai nhóm: nhóm có giá trị kinh tế (lợn rừng, hoẵng, nai, nhím…) và nhóm thú có giá trị dược liệu (hổ, gấu, tê tê, khỉ, cầy hương…). Về chim gồm có nhóm chim có giá trị kinh tế (gà rừng, gà gô, cu gáy…) và nhóm chim cảnh (vẹt đầu hồng, vẹt ngực đỏ…).
Vùng biển Quảng Ngãi có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, như cá thu, cá chuồn, cá trích, cá ngừ, mực, vv.

II. ĐỘNG VẬT
1. THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG Ở CẠN 

Những nghiên cứu về thành phần loài động vật có xương sống ở cạn tại Quảng Ngãi chỉ mới là bước đầu của quá trình khảo sát, điều tra. Tuy nhiên, kết quả của công trình cũng phản ảnh được phần nào tính đa dạng vốn có của nó.
Tính đến năm 2005, các công trình khoa học đã thống kê được cho Quảng Ngãi một danh mục gồm 478 loài, thuộc 279 giống, 102 họ. Tất cả được xếp trong 28 bộ thuộc 4 lớp động vật có xương sống ở cạn - Tetrapoda. Trong đó, có 76 loài thuộc 50 giống, 27 họ và 10 bộ thuộc lớp Thú (Mammalia); có 308 loài thuộc 172 giống, 52 họ và 15 bộ thuộc lớp Chim (Aves); có 65 loài thuộc 46 giống, 17 họ, 2 bộ thuộc lớp Bò sát (Reptilia); và có 29 loài thuộc 11 giống, 6 họ nằm trong bộ ếch nhái không đuôi thuộc lớp Ếch nhái (Amphibia).
Bảng 1. Số lượng thành phần loài một số nhóm động vật có xương sống ở Quảng Ngãi
Nhìn chung, khu hệ động vật của Quảng Ngãi khá phong phú, đặc trưng cho vùng đa dạng sinh học khu vực Trung Trung Bộ. Chúng thể hiện được tính phong phú về thành phần loài, đa dạng về các taxon, đặc biệt là taxon bậc giống (Genus). Trong tổng số 478 loài động vật kể trên có đến 279 giống. Như thế, bình quân mỗi giống chỉ chứa 1,7 loài; có 102 họ, bình quân mỗi họ chứa 2,7 giống và 4,7 loài. Có 28 bộ, bình quân mỗi bộ chứa 3,6 họ; 9,96 giống và 17,1 loài.

2. ĐỘNG VẬT DƯỚI NƯỚC

Đến nay Quảng Ngãi chưa có công trình nghiên cứu điều tra cụ thể xác định một cách hệ thống và đầy đủ các thành phần, số lượng bộ, họ, giống, loài của khu hệ động vật dưới nước, lưỡng cư nói chung và các loài thủy sản có giá trị kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, qua thực tế khai thác đánh bắt và tham khảo các tài liệu, có thể xác định được một số loài thủy sản có giá trị kinh tế chủ yếu đặc trưng ở 3 vùng nước lợ, nước mặn và nước ngọt của Quảng Ngãi như sau:
Bảng 2. Một số loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế
Ngoài ra, còn có các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh khác như cốt toái bổ, ổ rồng, bách bộ củ, ba kích, mơ lông, nhàu, bướm bạc, cẩu tích, hoàng đằng, vằng đắng, ô dước nam, mã tiền lông, lá khôi, củ dòm, củ mài gừng, ngãi rom, sa nhân...

IV. KHAI THÁC HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT
1. KHAI THÁC HỢP LÝ 

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tính đa dạng sinh học bị suy thoái nghiêm trọng là khai thác không hợp lý. Trong những năm qua, nhiều nơi ở Quảng Ngãi cùng với sự khai thác hợp pháp của các lâm trường, luôn luôn có tình trạng khai thác không hợp pháp. Do đó đã ảnh hưởng xấu đến các loài động - thực vật, thậm chí có nhiều loài động vật bị tiêu diệt hàng loạt cá thể và cũng có một số loài bị tuyệt chủng.

Để bảo tồn đa dạng sinh học cho khu vực, nhất thiết phải có phương án bảo tồn đa dạng loài động - thực vật. Bảo tồn, phục hồi và phát triển đa dạng loài thực vật cho khu vực là tiền đề để bảo tồn thành công đa dạng sinh học cho toàn vùng. Từ đó, chúng ta mới bảo vệ được môi trường sinh thái, ổn định được điều kiện khí hậu, góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất của con người.

Trước mắt, cần quan tâm đến việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên còn lại. Nên khai thác theo định hướng vừa khai thác vừa bảo tồn. Ngay cả việc khai thác các sản phẩm phi gỗ cũng cần xem xét đến ảnh hưởng của nó. Nhiều hoạt động khai thác mây, nứa cũng không tránh khỏi sự càn quét làm triệt hạ nhiều cá thể cây gỗ tái sinh. Khai thác mật ong bằng cách đốt lửa nhiều khi đã gây cháy rừng làm thiệt hại nguồn tài nguyên và gây nên sự suy thoái đa dạng sinh học cho cả vùng.

Một trong những hoạt động của người dân đối với rừng có ảnh hưởng khá mạnh đến sự bảo tồn đa dạng sinh học thực vật là khai thác củi. Ở những huyện miền núi nói chung, hoạt động này liên tục xảy ra; đây là hoạt động mang tính phá hủy, bởi vì người địa phương chặt quá nhiều cây con chưa trưởng thành để có đủ lượng củi cần thiết. Nhiều loại cây gỗ rừng đã có một thời bị khai thác cạn kiệt, số lượng cá thể giảm sút nghiêm trọng, thậm chí có loài có nguy cơ tuyệt chủng ở khu vực.

Một số hoạt động khác như đốt nương làm rẫy, khai thác các loại khoáng sản hoặc thu gom phế liệu sau chiến tranh… thường dẫn đến hậu quả hủy diệt cục bộ một phần hệ sinh thái, làm đảo lộn điều kiện sống, khiến cho một số loài không thể tiếp tục tồn tại, sinh trưởng và phát triển.



2. BẢO TỒN ĐỘNG - THỰC VẬT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn tài nguyên sinh học rừng nói riêng là chiến lược toàn cầu. Trong điều kiện hiện nay của tỉnh Quảng Ngãi, bảo tồn đa dạng sinh học là một yêu cầu bức bách. Trong những năm gần đây thiên tai, lũ lụt liên tiếp xảy ra, đó chính là hậu quả của việc khai thác tài nguyên rừng quá mức, làm cho sự đa dạng sinh học bị suy thoái, môi trường thay đổi theo hướng bất lợi cho cuộc sống của con người.

Trong các dự án xây dựng, tôn tạo các khu di tích lịch sử, văn hóa và du lịch phải có hợp phần bảo tồn đa dạng hệ sinh thái. Thông qua những dự án này, chúng ta có thể bảo tồn nguyên vị hay bảo tồn chuyển vị một cách thích hợp nhất tổng thể hoặc một phần đa dạng sinh học, nhằm vừa bảo vệ tính bền vững về môi trường cảnh quan, vừa có ý nghĩa thiết thực về xã hội nhân văn.
Trước hết cần chú ý bảo tồn các loài quý hiếm đang hoặc sẽ có nguy cơ tuyệt chủng.

Bảo tồn nguyên vị (in situ)

Thiết lập dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa. Ưu tiên khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt những nơi có tính đa dạng sinh học cao, có nguồn gen quý hiếm, đồng thời xúc tiến tái sinh các loài thực vật quý như kim giao, kim giao giả, hoàng đàn giả, quao nước, ươi, xoay, dó bầu, kiền kiền, trắc hoặc các loài động vật như chồn hương, gấu chó, hổ, chồn dơi, gà lôi lam mào trắng, các loài rắn hổ... cấm triệt để việc khai thác ba gạc, ba kích, cốt toái bổ, gấu chó, gấu ngựa, báo hoa mai, hổ, các loài gà lôi…

Bảo tồn chuyển vị (ex situ)

Trong các chương trình trồng rừng cần chú ý chọn các loài dó bầu, kiền kiền, ươi, xoay,… với một tỉ lệ nhất định. Việc gây trồng các loài này không khó, điều quan trọng và cơ bản là trồng ở đâu và trồng theo quy mô, phương thức như thế nào để đạt được hiệu quả.

Trong các dự án xây dựng, tôn tạo các khu di tích lịch sử - văn hóa cần đưa các loài hoàng đàn giả, kim giao, kim giao giả, trắc… vào trồng để vừa tạo cảnh quan, gây bóng mát vừa góp phần bảo tồn, phát triển không những cho thảm thực vật mà còn cho cả các loài động vật.

Đối với các dự án xây dựng khu du lịch ven biển nên trồng cây phong ba và bàng vuông. Hai loài cây này thích hợp với khí hậu ven biển, lại là hai loài cây quý hiếm đặc hữu hẹp. Đây cũng là giải pháp vừa tăng tính đa dạng, vừa tạo cảnh và góp phần bảo tồn, phát triển các loài thực vật quý hiếm.


3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NGÃI

Phát triển kinh tế vườn và chuyển dịch hệ cây trồng.

Nuôi trồng thủy sản kết hợp với bảo vệ vùng đất ngập nước.

Xây dựng cân bằng hệ sinh thái thứ sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét