Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Huyện Trà Bồng Quảng Ngãi

Giới Thiệu Huyện Trà Bồng Quảng Ngãi
 
Trà Bồng là một trong 6 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, là chiếc nôi của cách mạng, nơi diễn ra Cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng và Miền Tây Quảng Ngãi vào mùa thu 1959, “ Khơi nguồn dòng thác cách mạng miền Nam”

Khái quát chung về huyện Trà Bồng



Trà Bồng là huyện miền núi địa đầu phía Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, có huyện lỵ là thị trấn Trà Xuân, cách trung tâm tỉnh Quảng Ngãi 40 km về phía Tây Bắc.
Phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My và huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam); phía Đông giáp huyện Bình Sơn và huyện Sơn Tịnh; phía Tây giáp huyện Tây Trà; phía Tây Nam giáp huyện KBang, tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh và huyện Sơn Hà.
+ Tổng diện tích (ha): 41.926,19
+ Đất nông nghiệp (ha): 5.160,34
+ Đất Lâm nghiệp (ha): 32.058,35
+ Đất chưa khai thác (ha): 3.742,3
Đơn vị hành chính:
Huyện Trà Bồng có tất cả 10 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn là thị trấn Trà Xuân và 09 đơn vị hành chính cấp xã, là các xã: Trà Bình, Trà Phú, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Hiệp, Trà Thủy, Trà Lâm, Trà Tân, Trà Bùi.
Trong đó có 7 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II, là các xã: Trà Giang, Trà Sơn, Trà Hiệp, Trà Thủy, Trà Lâm, Trà Tân, Trà Bùi.
Dân số - Dân tộc:
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 6.927 hộ dân với 30.680 người. Trong đó 12.750 người là đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên địa bàn có 4,5 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm người Kinh, Kor, H´rê và Ca dong. Trong đó dân tộc Kinh và dân tộc Kor chiếm đa số (Kinh chiếm 58%, Kor chiếm 40,8%).
Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 71 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,56%.
Lao động:
Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 16.852 lao động trong độ tuổi.
Kinh tế - Xã hội:
+. Tốc độ tăng trưởng bình quân: 17,5%
+. Thu nhập bình quân đầu người: 6 triệu đồng
+. Tỷ trọng NN-CN-DV: 76,2% - 14,5% - 9,3%.
+. Thu ngân sách địa phương: 3.616 tỷ đồng.
(Số liệu thống kê cuối năm 2008)
Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 3.836 hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 55,38% so với tổng dân số toàn huyện.
Sau 01 năm thực hiện Nghị quyết 30a, đến cuối năm 2009, toàn huyện có 4.138 hộ nghèo trên tổng số 7.442 hộ dân, chiếm tỷ lệ 55,6%.
Năm 2009 huyện xóa thành công 440 trên tổng số 543 ngôi nhà tạm cho hộ nghèo theo quyết định 167, đạt 81,03% kế hoạch.
Đề án Phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện: Sau khi được Các Bộ ngành Trung Ương cùng Uỷ ban Nhân dân Tỉnh thầm định, ngày 18/8/2009, UBND tỉnh đã ra Quyết định 352/QĐ-UBND phê duyệt đề án giảm nghèo của huyện Trà Bồng, với tổng nhu cầu vốn trong cả giai đoạn 2009-2020 là 4.655,743 tỷ đồng.
Hỗ trợ của Doanh nghiệp, Tổng công ty đỡ đầu:
Trong năm 2009, huyện Trà Bồng được Tập đoàn Dầu khí Việt nam cam kết hỗ trợ 21 tỷ đồng hỗ trợ huyện giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a; Tổng công ty lương thực miền

Vị trí, địa lý Huyện Trà Bồng Quảng Ngãi
 
Trà Bồng là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, ở vào vị trí 15,1 độ vĩ bắc, 108,3 độ kinh đông, có độ cao từ 80-1500m so với mặt nước biển. Huyện lỵ là thị trấn Trà Xuân, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi là 50 km, trong đó có 20km Quốc lộ 1A và 30km đường tỉnh lộ 622.
Phía Đông giáp huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh, phía Tây giáp huyện Tây Trà, phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh và Sơn Hà, Phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My và huyện Núi Thành.
Tổng diện tích của toàn huyện là 419,26km2. Đơn vị hành chính gồm 9 xã và 1 thị trấn, với 44 thôn.
Trà Bồng nằm ở vùng khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 26-27oC, có 2 mùa mưa nắng tương đối rõ rệt. Mùa nắng từ tháng 02 đến tháng 8 (âm lịch), khí hậu mát mẽ, mưa nhiều, lượng mưa trung bình 50-60mm/tháng. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng giêng năm sau, thường hay gây lũ, lụt, sạt lở núi gây khó khăn trở ngại cho đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện.


Lịch sử hình thành và phát triển. 
 
Theo sách “ Đại Nam Nhất Thống Chí”, Trà Bồng xưa là một trong bốn nguồn (nguyên) của tỉnh Quảng Ngãi, được gọi là “Nguồn Đà Bồng”. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), triều Nguyễn đổi tên thành “Nguồn Thanh Bồng” . Năm 1915 Thực dân Pháp đổi thành “Đồn Trà Bồng” gồm 3 tổng: Sơn Bồng, Sơn Thuận và Sơn Thọ, chia làm 34 sách (làng).

Đầu năm 1970, Trà Bồng được chia làm 2 huyện là Đông Trà và Tây Trà. Cuối năm 1970, Khu ủy V nhập huyện Trà Bồng và Sơn Tây thành Khu Sơn Trà trực thuộc Khu A của Khu ủy V. Cuối năm 1972, Khu Sơn Trà giải thể, các xã Sơn Tây về lại Sơn Tây, các xã thuộc huyện Trà Bồng được tái lập như cũ.
Diện tích và thành phần dân cư

Tổng diện tích là: 41.926 ha, trong đó: đất Nông nghiệp là: 5.308ha, đất Lâm nghiệp là: 30.338ha, đất chuyên dùng 337ha, đất khu dân cư 195ha và đất chưa sử dụng là 5.968ha.
Dân số toàn huyện là: 29.761 người (2010), trong đó: Người Kinh 16.521 người, Dân tộc thiểu số 13.240 người; tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,20%, mật độ dân số khoảng 72,09 người/km2.
Dân tộc Kinh sống tập trung chủ yếu ở các xã Trà Phú, Trà Bình và thị trấn Trà Xuân. Người Kor sống rải rác ở các xã còn lại của huyện. Người Kor Trà Bồng thuộc nhóm ngữ hệ Môn – Khơme. Người Kor sống thành từng Nóc (làng), có đến vài chục hộ gia đình cùng quần cư trong 1 Nóc, Nóc của người Kor thường ở trên lưng chừng núi hay ven các dòng sông suối hoặc ở giữa thung lũng. Phương thức sản xuất canh tác cũng gần giống với các dân tộc khác ở dọc Trường Sơn - Tây Nguyên, chủ yếu là sản xuất lúa nước kết hợp với kinh tế nương rẫy. Bên cạnh đó người Kor còn săn bắt, hái lượm, đánh cá dọc theo các sông, suối.
Kinh tế
Kinh tế Trà Bồng nhìn chung còn chậm phát triển so với mặt bằng chung của các địa phương khác trong tỉnh. Hoạt động kinh tế chủ yếu của nhân dân Trà Bồng là Nông – Lâm nghiệp, Công – Thương nghiệp và Dịch vụ, hiện đang trong quá trình trên đà phát triển.
Trong những năm qua mặc dù đời sống kinh tế của nhân dân tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình được triển khai trên địa bàn: Chương trình 134, 135, 30a, Nông thôn mới từng bước cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, nhiều hợp phần hỗ trợ sản xuất, cũng như hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và các chương trình khác được đầu tư trên địa bàn huyện, cho nên nền kinh tế có bước phát triển theo hướng tích cực, từng bước thực hiện công tác giảm nghèo nhanh và bền vững.
Nông nghiệp của huyện chủ yếu là dựa vào trồng lúa, mía, khoai, mì, bắp và trồng quế….chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện Trà Bồng phổ biến là bò, trâu, gà, vịt.

Văn phòng sinhcafe Hà Nội
Đ/C: SN 26 Ngõ 131 Hồng Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04 37171 444 04 3995 9775 Fax: 043 7172225. Hotline 0987 44 9696 0903 44 9696
Website: www.sinhcafe.vn. Email: info@sinhcafe.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét