Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Huyện BA TƠ TRONG BIÊN NIÊN SỬ QUẢNG NGÃI

BA TƠ TRONG BIÊN NIÊN SỬ QUẢNG NGÃI



Phái đoàn Liên minh châu Âu và các đại sứ thăm Trường Lũy. (Ảnh: Ba Tơ Portal)
Huyện Ba Tơ là huyện miền núi nằm phía Tây - Nam của tỉnh Quảng Ngãi; có lịch sử hình thành khá lâu, có những đặc trưng về văn hoá và truyền thống như thổ cẩm làng Teng, người Hre mang họ bác Phạm Văn Đồng, Khởi nghĩa Ba Tơ, cá niên nướng, thịt trâu nướng lá lốt, ...
Năm 1402
Vua Chămpa là Ba Đích Lại (Jaya Shinhavarman V; cg. Bố Để) nhường đất Chiêm Động (nay là phần lớn tỉnh Quảng Nam) và Cổ Lũy Động (tương đương tỉnh Quảng Ngãi) cho nhà Hồ.
Nhà Hồ thiết lập các Châu Thăng, Hoa (Chiêm Động), Tư, Nghĩa (Cổ Lũy Động) thuộc lộ Thăng Hoa; phong Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa; Chế Ma Nô Đà Nan (người Chăm) làm Cổ Lũy huyện thượng hầu, trấn giữ châu Tư, châu Nghĩa.
Năm 1403
Nhà Hồ tổ chức di dân người Việt từ phía Bắc vào lộ Thăng Hoa.
Năm 1407
Nhà Minh xâm lược nước Đại Ngu (Đại Việt), nhà Hồ mất ngôi. Vương quốc Chămpa chiếm đất Thăng Hoa.
Năm 1418
Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa chống quân Minh ở Lam Sơn (Thanh Hóa).
Năm 1427
Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi.
Năm 1470
Vua Chămpa là Bàn La Trà Toàn đánh úp Châu Hóa (nay là tỉnh Thừa Thiên- Huế). Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) xuống chiếu thân chinh đánh Chămpa để thu phục đất cũ.
Năm 1471
Quân Đại Việt lấy lại Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Chămpa.
Tháng 6 âm lịch, thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng), gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. Phủ Tư Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1527
Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc.
Năm 1533
Nguyễn Kim nổi lên chống nhà Mạc, tôn Lê Duy Ninh (cháu xa đời vua Lê Thánh Tông) lên làm vua, lấy hiệu là vua Lê Trung Tông, hình thành cục diện Nam- Bắc triều (Nam: Lê Trung hưng; Bắc: Mạc).
Năm 1545
Tướng của Nguyễn Kim là Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam (nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng).
Năm 1558
Nguyễn Hoàng nhận nhiệm vụ trấn thủ Thuận Hóa.
Năm 1568
Trấn thủ Quảng Nam là Bùi Tá Hán qua đời, Nguyễn quận công Nguyễn Bá Quýnh được cử làm tổng binh thay Bùi Tá Hán trấn thủ Quảng Nam.
Năm 1570
Nguyễn Bá Quýnh được điều chuyển ra Bắc.
Trấn thủ Thuận Hóa là Nguyễn Hoàng được kiêm trấn thủ Quảng Nam.
Năm 1602
Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam; phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa/Ngãi (danh xưng Quảng Ngãi/ Nghĩa lần đầu tiên xuất hiện; phủ Quảng Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi).
Năm 1771
Khởi nghĩa Tây Sơn.
Năm 1776
Nhà Tây Sơn đổi tên phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa.
Năm 1802
Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn.
Năm 1803
Nhà Nguyễn đổi phủ Hoà Nghĩa trở lại tên cũ là phủ Quảng Nghĩa.
Năm 1807
Xã Cù Mông (sau đổi là xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1819
Ông Trương Đăng Quế đỗ Hương tiến (cử nhân), khai khoa cho sĩ tử Quảng Ngãi thời phong kiến.
Năm 1832
Tỉnh Quảng Nghĩa/Ngãi được thành lập. Cả nước lúc này có 30 tỉnh và 1 phủ (kinh đô Thừa Thiên).
Năm 1834
Lấy kinh sư (Thừa Thiên) làm trung tâm, triều đình nhà Nguyễn chia cả nước thành các trực kỳ trong đó tả trực gồm 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Năm 1842
Ông Trương Đăng Trinh đỗ Tiến sĩ (vị Tiến sĩ đầu tiên của Quảng Ngãi)
Năm 1858
Liên quân Pháp- Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến xâm lược Việt Nam.
Năm 1859
Pháp chiếm Gia Đinh, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Duy Ninh (người huyện Nghĩa Hành) tuẫn tiết.
Năm 1883
Triều đình Huế và Pháp ký hiệp ước Hácmăng (Harmand) còn gọi là hiệp ước Quý Mùi.
Năm 1884
Triều đình Huế và Pháp ký hiệp ước Patơnốt (Patenôte) còn gọi là hiệp ước Giáp Thân.
Với 2 hiệp ước Quý Mùi và Giáp Thân, nước Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, đã trở thành thuộc địa của Pháp.
Năm 1885
Đêm 4 rạng ngày 5.7: Kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn ra Tân Sở.
Ngày13.7: Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương.
Đêm 13.7 (1.6 Âm lịch): Lê Trung Đình khởi nghĩa (cuộc khởi nghĩa Cần vương đầu tiên ở Trung Kỳ).
Ngày 17.7: Cuộc khởi nghĩa của Lê Trung Đình thất bại. Nguyễn Tự Tân hy sinh tại trận, Lê Trung Đình bị bắt, sau đó bị hành hình.
Năm 1894
Khởi nghĩa Nguyễn Vịnh- Thái Thú.
Năm 1896
Cuộc vận động cứu nước của Trần Du thất bại. Phong trào Cần vương ở Quảng Ngãi kết thúc.
Năm 1901
Pháp xây dựng Bưu điện tỉnh Quảng ngãi (tên dân gian là Nhà Dây Thép).
Năm 1906
Hội Duy tân (Duy tân Hội) Quảng Ngãi thành lập.
Năm 1907
Thành lập Trường Tiểu học Pháp- Việt ở Quảng Ngãi.
Năm 1908
Phong trào kháng thuế- cự sưu nổ ra ở Trung Kỳ, mạnh nhất là ở Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Năm 1916
Cuộc mưu khởi của Việt Nam Quang phục Hội (khởi nghĩa Duy tân) thất bại.
Năm 1920
Chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh xuống Quảng Ngãi tại địa điểm nay là sân bay Quảng Ngãi (Trường Tàu).
Năm 1923
Thành lập Hội Thiếu niên Ái quốc tại Quảng Ngãi.
Năm 1924
Thành lập Công Ái xã tại Quảng Ngãi.
Pháp cho dựng trụ đèn thắp sáng bằng acétylen (đất đèn) tại ngã tư chính- tỉnh lỵ Quảng Ngãi.
Năm 1926
Thành lập Tỉnh bộ Tân Việt Quảng Ngãi.
Năm 1927
Thành lập Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Quảng Ngãi, do Trương Quang Trọng làm Bí thư.
Năm 1929
Tháng 5: Đại hội lần thứ I của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Tháng 6: Tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời.
Tháng 7: Tổ chức An Nam Cộng sản Đảng ra đời.
Tháng 9: Thành lập tổ chức “Dự bị Cộng sản” tại Quảng Ngãi, tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời.
Năm 1930
Tháng 2: Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2).
Tháng 3: Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi ra đời, do Nguyễn Nghiêm là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời.
Tháng 6: Đại hội đại biểu lần I Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, Nguyễn Nghiêm được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 10: Quần chúng biểu tình, chiếm huyện đường Đức Phổ (đêm ngày 7 rạng ngày mùng 8).
Quần chúng biểu tình thị uy và xung đột với lính khố xanh ở Sơn Tịnh (đêm 30 rạng ngày 31).
Biểu tình lớn của quần chúng ở Mộ Đức.
Năm này Pháp cho đặt một máy phát điện công suất nhỏ tại Gốc Gáo (gần cửa Tây tỉnh thành) phục vụ thắp sáng nội thành Quảng Ngãi.
Năm 1931
Tháng 1: Liên tiếp những cuộc biểu tình do Đảng bộ Quảng Ngãi lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo quần chúng diễn ra ở Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Mộ Đức,…
Tháng 3: Ngày 24, Nguyễn Nghiêm bị xử chém.
Tháng 4 – tháng 5: Liên tục những cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra khắp nơi trong tỉnh, đặc biệt là vào dịp Quốc tế Lao động 1.5.
Năm 1932
Tháng 1: Ngày 23, Cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh được khôi phục, do Võ Sỹ làm Bí thư.
Năm 1934
Tháng 6: Ngày 25 (14.5 Âm lịch), Bảo Đại ra dụ số 23 thiết lập trung tâm đô thị, quần cư ở Quảng Ngãi (tước danh lịch tòa thành Quảng Ngãi, thành lập đô thị trung tâm của tỉnh).
Năm 1935
Tháng 1: Pháp hoàn thành xây dựng ga Quảng Ngãi.
Tháng 3: Khoảng 3 vạn quần chúng kéo về tỉnh lỵ đón Gôđa (Godard), đưa bản “dân nguyện”.
Phong trào “Nước xu đỏ” chống Pháp của đồng bào Tây Nguyên lan đến miền núi Quảng Ngãi.
Tháng 7: Ngày 12, Pháp mở phiên tòa xử vụ “Tái tổ Đảng Cộng sản Đông Dương”.
Năm 1942
Thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản ở Cảng An trí Ba Tơ.
Năm 1945
Tháng 3:
Ngày 9, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cỏi Đông Dương
Ngày 11, Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi.
Tháng 8:
Ngày 14, Phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh.
Ngày 16, Cách mạng tháng Tám thành công ở Quảng Ngãi.
Ngày 19, Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.
Ngày 25, Việt Minh Quảng Ngãi và quân Nhật ký hiệp ước để quân Nhật rút khỏi Quảng Ngãi. Lần đầu tiên Quảng Ngãi sạch bóng quân xâm lược.
Ngày 30, Mít tinh chào mừng khởi nghĩa thắng lợi và ra mắt Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Lê Trung Đình (tên mới của tỉnh Quảng Ngãi).
Tháng 9: Ngày 2, Mít tinh lớn ở quảng trường Ba Đình; Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
Ngày 23: Hội nghị đại biểu các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh Quảng Ngãi, quân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
Tháng 10: Thành lập Trường Trung học Lê Khiết.
Năm 1946
Tháng 1: Ngày 6, bầu cử Quốc hội đầu tiên trong cả nước.
Tháng 2: Ngày 17, bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
Tháng 4: Ngày 14, bầu cử Hội đồng nhân dân các xã trong tỉnh Quảng Ngãi.
Tháng 5: Thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân tỉnh Quảng Ngãi.
Tháng 6: Đại hội đại biểu lần thứ I Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Tháng 12:
Ngày 19, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến (đêm 19.12.1946).
Ngày 22, Trung ương Đảng ra Chỉ thị toàn dân kháng chiến.
Năm 1947
Tàu chiến Pháp bắn đại bác vào thị xã Quảng Ngãi (2.1.1947).
Trường Trung học bình dân Nam Trung Bộ khai giảng khóa đầu tiên.
Xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn) trở thành xã đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi thanh toán nạn mù chữ.
Năm 1948
Huyện Tư Nghĩa trở thành huyện đầu tiên ở Nam Trung Bộ thanh toán nạn mù chữ.
Tỉnh Quảng Ngãi (trừ các huyện miền núi) là một trong 10 tỉnh trong cả nước thanh toán nạn mù chữ.
Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi được Chính phủ tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất về thành tích tăng gia sản xuất và xóa nạn mù chữ.
Năm 1949
Tháng 12: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 149 tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng hai cho cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1950
Đại hội lần thứ II Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Pháp.
Tháng 1: Nổ ra “vụ Sơn Hà”, do thực dân Pháp và tay sai xúi giục, sắp đặt.
Tháng 3: Đại hội lần thứ III Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong kháng chiến chống Pháp (14-20.3).
Năm 1951
Tháng 9: Pháp chiếm đảo Lý Sơn.
Năm 1952
Đại hội lần thứ IV Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Pháp (26.3-12.4).
Năm 1953
Phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất ở Quảng Ngãi.
Năm 1954
Tháng 1-2: Chiến thắng Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum.
Tháng 5: Ngày 7, chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tháng 7: Ngày 20, ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
Tháng 10: Đối phương bắt đầu tiếp quản tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1955
Tháng 5:
Ngày 16, thời hạn chuyển quân tập kết chấm dứt, quyền quản lý hành chính tỉnh Quảng Ngãi thuộc về chính quyền Ngô Đình Diệm.
Mỹ - Diệm phát động chiến dịch “Tố Cộng - diệt Cộng”.
Tháng 10: Thành lập Trường Trung học Trần Quốc Tuấn.
Năm 1957
Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhận được tài liệu “Bàn về Cách mạng miền Nam” do đồng chí Lê Duẩn khởi thảo từ Nam Bộ gửi ra.
Năm 1958
Tháng 7: Đại hội đại biểu nhân dân các dân tộc miền tây Quảng Ngãi bàn về đoàn kết dân tộc, chuẩn bị đánh Mỹ - Diệm, tổ chức tại Gò Rô, huyện Trà Bồng (Đại hội Gò Rôi), nay thuộc xã Trà Phong, huyện Tây Trà.
Chính quyền Sài Gòn xây dựng sân bay Quảng Ngãi. Lần đầu tiên Quảng Ngãi có đường hàng không.
Năm 1959
Tháng 3: Ngày 3, thành lập đơn vị 339, đơn vị vũ trang đầu tiên của tỉnh trong chống Mỹ tại Nước Xoay, xã Trà Thọ, Trà Bồng (nay thuộc huyện Tây Trà).
Tháng 8:
Ngày 19, thành lập đơn vị 89 tại khu VII (vùng cao huyện Sơn Hà, nay là huyện Sơn Tây).
Ngày 28, Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi.
Ngày 31, thành lập đơn vị 299 tại vùng Nước Giáp, ranh giới 3 huyện Minh Long, Sơn Hà và Ba Tơ.
Tháng 9: Ngày 5, giải phóng khu VII, nay là huyện Sơn Tây. Năm này chính quyền Sài Gòn khởi công xây dựng đài nước cho vùng nội thị. Năm 1963 đài nước này mới hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Năm 1960
Tháng 2: Đại hội lần thứ I Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ.
Tháng 12: Ngày 20, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
Năm 1963
Tháng 11: Ngày 1, đảo chính tại Sài Gòn, Ngô Đình Nhu bị nhóm tướng lĩnh làm đảo chính giết chết.
Năm 1964
Tháng 10: Xảy ra trận lụt lịch sử (lụt Giáp Thìn) gây thiệt hại lớn về sinh mạng và tài sản của nhân dân trong tỉnh.
Năm 1965
Tháng 1: Đại hội lần thứ II Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong kháng chiến chống Mỹ.
Tháng 5:
Chính quyền cách mạng quyết định thành lập đơn vị thị xã Quảng Ngãi, gồm vùng nội thị, xã Nghĩa Điền, xã Nghĩa Lộ (về sau mở rộng gồm cả xã Nghĩa Dõng, nay thuộc thành phố Quảng Ngãi, và thôn Đông Dương thuộc huyện Sơn Tịnh).
Ngày 31, chiến thắng Ba Gia.
Tháng 6: Trận đánh Mỹ đầu tiên trên đất Quảng Ngãi; quân và dân xã Bình Đông (huyện Bình Sơn) đánh mìn chìm 1 canô, diệt 7 lính Mỹ.
Tháng 8: Ngày 18, chiến thắng Vạn Tường.
Tháng 9: Ngày 22, khánh thành cầu Trà Khúc xây dựng bằng bêtông cốt thép.
Năm 1966
Tháng 8: Ngày 20, lữ đoàn “Rồng Xanh” (quân Nam Triều Tiên) được Mỹ đưa vào Quảng Ngãi.
Tháng 12: Ngày 5-6, lữ đoàn “Rồng Xanh” gây ra vụ thảm sát Bình Hòa.
Năm 1967
Tháng 2: Ngày 15, chiến thắng đồi Quang Thạnh (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) diệt một tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên.
Tháng 8:
Ngày 3, chiến thắng Cổ Lũy, tiêu diệt cứ điểm Hải Thuyền tại Cổ Luỹ (huyện Tư Nghĩa).
Từ ngày 6 đến ngày 26, chiến thắng Sông Rhe.
Ngày 30, lực lượng đặc công Quân khu V và trinh sát vũ trang An ninh tỉnh và các đội công tác của thị đột kích vào Trung tâm cải huấn, lao xá, trại giam Gò Lăng, giải thoát gần 1.500 cán bộ, bộ đội cách mạng, đưa về căn cứ an toàn.
Năm 1968
Tháng 1: Ngày 31, 2 giờ 30 phút mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân ở Quảng Ngãi.
Tháng 3: Ngày 16, quân Mỹ gây ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh) sát hại 504 thường dân, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em.
Tháng 10: Đại hội lần thứ III Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ.
Tháng 12: Ngày 20, thành lập Uỷ ban nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1969
Tháng 5: ngày 13, chiến thắng Ba Làng An, đánh bại cuộc hành quân “Liên kết 9”
Tháng 9:
Ngày 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.
Ngày 9, đồng bào Cor huyện Trà Bồng tự nguyện mang họ Bác Hồ.
Năm 1970
Tháng 10: Ngày 7-8, tiến công cụm cứ điểm Trà Bồng. Mở đầu giai đoạn đánh tiêu diệt chi khu quân sư, cụm cứ điểm lớn và quận lỵ.
Tháng 11: Đại hội lần thứ IV Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1971
Tháng 11: Quân Mỹ rút hết khỏi Quảng Ngãi.
Năm 1972
Tháng 10: Ngày 30, giải phóng Ba Tơ
Năm 1973
Tháng 1: Ngày 27, ký kết hiệp định Pari (Paris) về Việt Nam.
Tháng 8: Đại hội lần thứ V Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, trong kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1974
Tháng 8: Ngày 17, giải phóng huyện Minh Long.
Năm 1975
Tháng 3:
Ngày 17, giải phóng huyện Sơn Hà.
Ngày 18, giải phóng huyện Trà Bồng (nay là huyện Trà Bồng và Tây Trà).
Ngày 24, 12 giờ, chuẩn tướng quân đội Sài Gòn Trần Văn Nhật (tư lệnh Sư đoàn 2) và bọn đầu sỏ chính quyền, quân đội Sài Gòn chạy trốn khỏi Quảng Ngãi. 20 giờ, tàn quân địch tháo chạy về hướng Đà Nẵng. Ta giải phóng tỉnh lỵ Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ.
Ngày 25, giải phóng các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh.
Ngày 31, giải phóng đảo Lý Sơn (nay là huyện Lý Sơn)
Mít tinh lớn chào mừng tỉnh Quảng Ngãi giải phóng, Uỷ ban nhân dân quân chính thị xã Quảng Ngãi ra mắt trước hạng vạn đồng bào.
Tháng 4: Hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng từ tỉnh đến xã, thôn.
Tháng 6: Khởi công xây dựng Khu chứng tích tội ác của giặc Mỹ tại Sơn Tịnh (xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh).
Tháng 9: Ngày 20, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 245/NQ-TW về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, theo đó tỉnh Nghĩa Bình được hình thành trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
Tháng 12: Quốc hội khoá V thông qua Nghị quyết thành lập các tỉnh hợp nhất, trong đó có tỉnh Nghĩa Bình (gồm 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định).
Năm 1976
Tháng 1: Báo Nghĩa Bình ra số đầu tiên.
Tháng 11: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ I – vòng 1.
Năm 1977
Tháng 3: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ I – vòng 2.
Năm 1978
Tháng 3: Ngày 21, thành lập Trường Cao đẳng Cư phạm Nghĩa Bình (sau là Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi) và nay là một cơ sở của Trường Đại học Phạm Văn Đồng .
Năm 1980
Tháng 11: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ 2.
Xây dựng Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm – Bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, tại xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ.
Năm 1981
Trùng tu Nhà lưu niệm Phạm Văn Đồng tại thôn Thi Phổ Nhất, xã Đức Tân, huyện Mộ Đức.
Năm 1982
Tháng 11: Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ III – vòng 1.
Năm 1983
Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ III – vòng 2.
Thành lập trạm phát sóng truyền hình (thuộc Đài Truyền hình Nghĩa Bình) tại thị xã Quảng Ngãi.
Năm 1984
Xây dựng Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ tại thị trấn Ba Tơ.
Năm 1985
Xây dựng Nhà văn hoá Lao động tỉnh tại thị xã Quảng Ngãi.
Tháng 6: Ngày 1, khởi công xây dựng hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham.
Năm 1989
Tháng 7:
Ngày 1, tỉnh Nghĩa Bình chính thức tách thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định như cũ.
Ngày 8, Báo Quảng Ngãi (cơ quan của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi) ra số đầu tiên.
Năm 1991
Tháng 4: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIV- vòng 1.
Tháng 10: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIV- vòng 2.
Năm 1993
Tháng 1: Ngày 1, thành lập huyện đảo Lý Sơn.
Năm 1994
Thành lập huyện Sơn Tây.
Năm 1996
Tháng 10: Hoàn thành, tổng nghiệm thu, bàn giao công trình thuỷ lợi Thạch Nham.
Tháng 12: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XV.
Năm 1997
Tháng 10: Ngày 7, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 830/QĐ-TTg thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi.
Năm 1998
Tháng 1: Ngày 8, động thổ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu số Dung Quất.
Năm 2001
Tháng 3: Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVI.
Năm 2003
Tháng 11: Hợp long cầu Trà Khúc II.
Năm 2005
Tháng 3: Ngày 11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg thành lập và ban hành quy chế hoạt động Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Tháng 6: Ngày 18, công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Khu kinh tế Dung Quất.
Tháng 8: Ngày 26, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2005/NĐ-CP thành lập thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Tháng 10: Ngày 8, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức công bố Nghị định của Chính phủ về việc thành lập thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Tháng 12: Ngày 9, khởi công Dự án hồ Nước Trong.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Năm 2011
Ngày 12/8/2011, Trang thông tin điện tử huyện Ba Tơ được khai trương.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN BA TƠ 



TƯỢNG ĐÀI KHỞI NGHĨA BA TƠ 
 
Ba Tơ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ 60 km về phía Tây Nam; có chung đường biên giới với 03 huyện thuộc 03 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Bình Định) và 04 huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi; là cửa ngõ nối liền các tỉnh duyên hải miền Trung với Tây Nguyên bằng con đường huyết mạch từ Đông sang Tây (Quốc lộ 24); là 01 trong 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Ba Tơ - quê hương có nhiều dấu ấn được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam: Nơi diễn ra cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ (ngày 11/3/1945); nơi ra đời Đội Du kích Ba Tơ (01 trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng); nơi được Thủ tướng Chính phủ công nhận là vùng An toàn khu (ATK) của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; là 01 trong 02 huyện ở miền Nam được giải phóng sớm nhất trong thời ký kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1972); được Chủ tịch nước phong tặng 02 lần danh hiệu anh hùng (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới).



http://sinhcafe.vn/tours/tour-du-lich-dao-ly-son-quang-ngai/

Toàn huyện có 20 xã, thị trấn (trong đó, có 08 xã, thị trấn thuộc khu vực II, với 20 thôn, tổ dân phố thuộc vùng đặt biệt khó khăn và 12 xã thuộc khu vực III); tổng diện tích tự nhiên 113.669,52 ha chiếm 22,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Dân số toàn huyện có đến 31/12/2014 là 55.662 người (trong đó: Dân tộc Hre: 46.492 người, chiếm 83,53 %; dân tộc Kinh: 9.072 người, chiếm 16,29 %; dân tộc khác 98 người, chiếm 0,18%).
Về địa hình: Ba Tơ có đặc điểm chung của vùng miền núi ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi, có độ cao từ 300 m – 1.800 m so với mặt nước biển. Có nhiều núi hiểm trở, mật độ sông suối cao với hướng chảy từ Tây sang Đông và theo hướng Bắc Nam tạo nên độ chia cắt mạnh, phần lớn địa hình là rừng núi ít bằng phẳng, độ dốc cao thấp đột biến, quá trình xói mòn, rửa trôi tương đối lớn. Tuy nhiên do mật độ sông suối cao nên đã hình thành những triền đất ven sông có địa hình tương đối bằng phẳng.
Về khí hậu: Mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng duyên hải Nam Trung bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hình phía Đông dãy Trường Sơn với những đặc trưng chủ yếu: Nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa khá lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, tháng lạnh nhất trong năm trung bình nhiệt độ 180C.
Nhìn chung khí hậu Ba Tơ tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, tập trung vào một vài tháng trong năm, cùng với địa hình phức tạp và có độ dốc lớn nên hàng năm diện tích bị xói mòn do dòng chảy của các con sông lớn, khó khắc phục được. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc phát triển và mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện nhà
1. Lĩnh vực kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2014 tính theo giá so sánh 2010: 943,48 tỷ đồng, đạt 106,9% kế hoạch, tăng 8,46% so với năm 2013; đạt 142,08% so với Nghị quyết đề ra.
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 21,2 triệu đồng năm 2013 lên 22,91 triệu đồng năm 2014, đạt 106,1% kế hoạch; tăng 10,62 triệu đồng so với Nghị quyết đề ra.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng (CN-TTCN-XD): 232,68 tỷ đồng, đạt 114,6 kế hoạch, tăng 20,97% so với năm 2013.
Thương mại - dịch vụ (TM-DV): 120,77 tỷ đồng, đạt 113,9% kế hoạch, tăng 22,5% so với năm 2013.
Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp: 590,03 tỷ đồng, đạt 102,9% kế hoạch, tăng 1,9% so với năm 2013.
Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng N-L-TS, tăng dần tỷ trọng CN-TTCN-XD và TM-DV (theo giá so sánh 2010: N-L-TS từ 66,56% xuống 62,54%, CN-XD từ 22,11% lên 24,66%,TM-DV từ 11,33% lên 12,8%).
Công tác xây dựng nông thôn mới (NTM): Công tác lập đề án xây dựng NTM đã hoàn thành trong năm 2013; tuy nhiên, khối lượng thực hiện theo đề án còn thấp do không có kinh phí đầu tư, chủ yếu tập trung cho xã Ba Chùa.
Kết quả tổng hợp thực hiện theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
- Số xã đạt chuẩn số tiêu chí theo 5 nhóm: Không có xã thuộc nhóm 1 và nhóm 2; nhóm 3 (đạt 10 -14 tiêu chí): có 01 xã (xã Ba Động đạt 11 tiêu chí); nhóm 4 (đạt 5-9 tiêu chí): có 02 xã (xã Ba Chùa đạt 8 tiêu chí, xã Ba Cung đạt 5 tiêu chí); nhóm 5 (đạt dưới 5 tiêu chí): 16 xã còn lại.
- So với cuối năm 2013, tăng 01 xã từ nhóm 4 lên nhóm 3 (Ba Động tăng từ 7 tiêu chí lên 11 tiêu chí), giữ nguyên 02 xã thuộc nhóm 4 (Ba Chùa tăng từ 7 tiêu chí lên 8 tiêu chí; Ba Cung giữ 5 tiêu chí); giảm 1 xã từ nhóm 4 xuống nhóm 5 (Ba Dinh); nhóm 5 (thuộc nhóm xã khó khăn đạt dưới 5 tiêu chí): có 16 xã.
Tổng thu ngân sách nhà nước: Ước đạt 410,5 tỷ đồng, đạt 160% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao, trong đó: Thu trên địa bàn 20,9 tỷ đồng, đạt 102,4% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao.
Tổng chi ngân sách: 270,4 tỷ đồng, đạt 107,8% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao, trong đó chi thường xuyên 235,1 tỷ đồng, đạt 101,9% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao.
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện năm 2014 (tính đến ngày 06/12/2014) là 167.129 triệu đồng (trong đó 1.789 triệu đồng chuyển nguồn năm 2013), ước giải ngân đến 31/01/2015 là 146.493 triệu đồng, đạt 87,65% kế hoạch.
2. Lĩnh vực văn hoá - xã hội
Về giáo dục: Đã hoàn thành tốt công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014 trên địa bàn với tổng số học sinh dự thi là 377/381 học sinh, kết quả thi đạt 357/377 học sinh (đạt 94,7%); xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở: 622/630 (đạt 98,7%), thấp hơn 0,67% so với cùng kỳ (tính cả THCS DTNT huyện); xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học: 912/917 (đạt 99,5%).
Về y tế: Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 02 xã, chiếm 10%, hiện đang trình thẩm định thêm 04 xã, dự kiến đầu năm 2015 nâng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 06 xã, chiếm 30%. Tình hình dịch bệnh có 03 cas mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (02 cas mắc mới và 01 cas tái phát), trong đó 01 cas đã tử vong.
Văn hóa và thông tin: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày một phát triển và đi vào chiều sâu chất lượng, năm 2014 có 71,89% hộ gia đình (giảm 11,11% kế hoạch); 75,23% thôn, tổ dân phố (giảm 5,77% kế hoạch), có 140/147 (chiếm 95,2%, giảm 1,8% kế hoạch) cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hóa.
Truyền thanh - Phát lại truyền hình: 365 chương trình thời sự phát thanh (104 chương trình tiếng Hrê) phát trên hệ thống truyền thanh huyện và các xã, thị trấn; cộng tác trên 410 tin, bài, ảnh với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Quảng Ngãi, Trang thông tin điện tử huyện, Bản tin dân tộc miền núi của Tỉnh ủy.
Công tác dân tộc: Đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ II năm 2014 trang trọng, đảm bảo nội dung theo quy định; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đưa Đoàn đại biểu của huyện đi dự đại hội cấp tỉnh.
Công tác lao động, thương binh và xã hội: Công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ tại các địa phương, trong năm đã giảm 1.108 hộ nghèo nhưng tái nghèo 99 hộ và phát sinh mới 326 nên tổng số hộ nghèo trong năm chỉ giảm 683 hộ, đạt 73% kế hoạch, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo còn 28,17%, giảm 4,7% so với năm 2013 (Nghị quyết đề ra giảm từ 5-6%); hộ cận nghèo còn 2.096 hộ, tỷ lệ 13,66%.
3. Lĩnh vực nội chính và tổ chức nhà nước
Tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác năm 2014. Đã tuyển dụng bố trí, sắp xếp cho 21 sinh viên cử tuyển làm việc tại huyện; báo cáo phương án sắp xếp, bố trí đối với 34 sinh viên cử tuyển. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trưởng, phó các phòng ban, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý các trường học; luân chuyển 04 lãnh đạo cấp phòng về xã; điều động, bổ nhiệm 02 công chức lãnh đạo quản lý, 08 công chức, 01 viên chức lãnh đạo, quản lý trường học, 22 giáo viên các trường; chuyển đổi vị trí công tác 06 công chức theo Quyết định 1000; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng.

Văn phòng sinhcafe Hà Nội 
 
Đ/C: SN 26 Ngõ 131 Hồng Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04 37171 444 04 3995 9775 Fax: 043 7172225. Hotline 0987 44 9696 0903 44 9696
Website: www.sinhcafe.vn. Email: info@sinhcafe.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét